Kết quả 1 đến 1 của 1
-
11-05-2015, 07:00 AM #1
Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 4,520
Chứng khoán thị trường châu Á vẫn đi xuống do nhân tố Hy Lạp
Bảng chỉ số chứng khoán tại sàn giao dịch ở Kuala Lumpur. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Lo ngại về những kế hoạch tái cơ cấu các khoản nợ công của Hy Lạp đã phủ bóng đen lên các thị trường chứng khoán châu Á cũng như gây sức ép lên đồng euro trong phiên giao dịch ngày 5/2.
Thị trường tăng điểm vào phiên sáng như Thượng Hải (Trung Quốc) cũng quay đầu đi xuống, bất chấp việc Trung Quốc vừa cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng.
Thông tin chính thức từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) cho biết, bắt đầu từ ngày 5/2, PBoC sẽ hạ 0,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng nước này.
Đây là lần đầu tiên trong gần ba năm qua, PBoC hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Dự kiến, với quyết định này của PBoC, có khoảng 660 tỷ nhân dân tệ (hơn 105 tỷ USD) sẽ được bơm vào thị trường.
Động thái này của PBoC được cho là sẽ có lợi cho thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, giảm áp lực suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, bất chấp thông tin tích cực trên, thị trường châu Á phiên này vẫn chịu sự chi phối chủ yếu từ phiên hôm trước trên thị trường New York, phiên Phố Wall chịu áp lực giảm điểm trước thông tin Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) không cho phép các ngân hàng Hy Lạp được sử dụng trái phiếu chính phủ làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay, qua đó hạn chế khả năng tiếp cận vốn của quốc gia này.
Tuyên bố trên của ECB được đưa ra vài giờ sau khi Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis gặp gỡ và đàm phán với Chủ tịch ECB Mario Draghi, diễn biến mới nhất trong chuyến công du châu Âu của ông Varoufakis nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ của các đối tác châu Âu đối với kế hoạch tái cơ cấu nợ của Hy Lạp.
Tuyên bố này của ECB cũng đưa ra vào thời điểm mà ông Varoufakis đang chuẩn bị gặp người đồng cấp Đức Wolfgang Schaeuble vào ngày hôm nay (5/2) - một cuộc gặp được dư luận hết sức quan tâm bởi Đức - nhà cho vay chủ chốt trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), là nước phản đối mạnh mẽ nhất bất kể nỗ lực nới lỏng nào trong các điều khoản cứu trợ.
Tuy nhiên, Athens nói rằng động thái trên của ECB sẽ không có 'tác động ngược' đối với lĩnh vực tài chính của Hy Lạp và nước này vẫn được 'bảo vệ' bởi những kênh thanh khoản khả dụng khác.
Đóng cửa phiên 5/2, phần lớn các sàn giao dịch chủ chốt trong khu vực đều giảm điểm, trong đó chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,98% (tương đương mất 174,12 điểm) xuống chốt phiên ở 17.504,62 điểm.
Tuy nhiên, riêng cổ phiếu của Sony phiên này lại tăng mạnh tới 12%, lên mức giá cao nhất trong vòng 5 năm qua. Thị trường tăng điểm khá mạnh trong phiên sáng là Thượng Hải (Trung Quốc) chốt phiên cũng đảo chiều đi xuống, với Shanghai Composite để mất 1,18% (-37,59 điểm) xuống 3.136,53 điểm.
KOSPI của Hàn Quốc chốt phiên cũng để mất 0,51% xuống 1.952,84 điểm.
Chứng khoán Hong Kong vẫn giữ được đà tăng cho dù tốc độ tăng điểm vào cuối phiên phần nào đã chững lại.
Chốt phiên chỉ số Hang Seng tăng được 0,35% (85,73 điểm) lên 24.765,49 điểm. Cùng đà tăng với thị trường này còn có chứng khoán Sydney, với mức tăng 0,58% (33,64 điểm) lên 5.810,98 điểm, đánh dấu phiên tăng thứ 11 liên tiếp của thị trường này./.
Theo vietnamplus.vnView more random threads:
- Hai “ông lớn” muốn vét 98,6% cổ phần Vietnam Airlines chào bán
- Cổ phiếu nhỏ hồi phục, các blue-chip quay đầu
- Hai sàn "dắt tay" tăng điểm mạnh phiên đầu tuần
- SSI bật theo nhóm, VN-Index vượt ngưỡng 582
- Chứng khoán châu Á chịu sức ép vì FED, Trung Quốc
- Thanh khoản trên sàn HoSE chỉ đạt 36 triệu đơn vị
- Đấu thầu gần 5.000 tỷ đồng Trái phiếu Chính phủ
- Indonesia muốn thành TTCK lớn nhất ở Đông Nam Á
- Giá dầu đi xuống khiến chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm
- Cuối tuần, hai chỉ số chính đều quay đầu giảm điểm