Kết quả 1 đến 1 của 1
-
11-05-2015, 09:51 AM #1
Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 4,520
Chứng khoán châu Á đảo chiều vì nỗi lo Hy Lạp
Sau khi phần lớn đi lên trong phiên giao dịch ngày 15/2 bất chấp doanh số bán lẻ
thất vọng tại Mỹ cùng triển vọng u ám tại Hy Lạp, các thị trường chứng khoán
châu Á trong phiên 16/2 lại đồng loạt quay đầu đi xuống, khi các nhà đầu tư
trong khu vực chứng kiến một màu đỏ trải dài trên hầu khắp các sàn chứng khoán
châu Âu và Mỹ trong đêm trước (15/2).
Những nỗi lo mới về Hy Lạp và về những cam kết tài khóa của khu vực Eurozone
đang ngày càng gia tăng khi gói cứu trợ lần hai dành cho Hy Lạp của Liên minh
châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) một lần nữa lại bị trì hoãn và 17 quốc
gia thành viên Eurozone đề nghị Hy Lạp phải chấp nhận sự giám sát nghiêm ngặt
của EU nếu nước này muốn tránh được sự vỡ nợ đã 'nhãn tiền.' Sự trì hoãn này
càng chất thêm căng thẳng cho Athens khi đang phải đối mặt với khoản nợ 14,5 tỷ
euro (18,9 tỷ USD) đáo hạn vào ngày 20/3 tới đây.
Đóng cửa phiên 16/2, hầu như tất cả các thị trường lớn trong khu vực đều giảm
điểm. Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite chốt phiên mất 9,84 điểm (0,42%)
xuống 2.356,86 điểm, do làn sóng bán ra chốt lời của các nhà đầu tư sau một vài
phiên tăng điểm vừa qua, cùng hiệu ứng từ phiên mất điểm của Phố Wall đêm trước
và nỗi lo dai dẳng về cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực Eurozone.
Tương tự, chứng khoán Hong Kong cũng đỏ sàn ngay từ những phút đầu tiên và
màu đỏ tiếp tục lan rộng trên bảng điện tử để đến lúc kết phiên, chỉ số Hang
Seng để mất 87,95 điểm, tương đương 0,41% xuống 21.277,28 điểm. Chứng khoán Đài
Loan còn lao dốc mạnh hơn khi chỉ số weighted 'bốc hơi' tới 1,69%, tương đương
giảm 135,54 điểm, xuống 7.869,70 điểm.
Chứng khoán Australia và Hàn Quốc cũng 'hao hụt' khi lần lượt để mất 1,68% và
1,38%. Tương tự, các sàn chứng khoán của Philippines và New Zealand cũng 'bốc
hơi' lần lượt 0,12% và 0,23%.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 cũng quay đầu thoái lui ngay từ lúc mở phiên,
mặc dù ngay trong phiên hôm qua (15/2) đã đóng cửa ở mức cao nhất kể ngày
5/8/2011 nhờ việc đồng yên yếu đi. Sau phiên tăng mạnh hôm qua, thị trường Tokyo
phiên 16/2 có vẻ chùng xuống khi chỉ số Nikkei 225 đã chạm ngưỡng tâm lý quan
trọng ở mức 9.250 điểm (vào phiên 15/2) và có vẻ như đang ở vùng quá mua trong
ngắn hạn. Xu hướng giảm tiếp tục sang đến phiên chiều khi các nhà đầu tư kiên
quyết bán ra chốt lời và chốt phiên, chỉ số Nikkei 225 để mất 22,24 điểm (0,24%)
lùi về 9.238,10 điểm.
Nhìn chung, so với các thị trường lớn khác trong khu vực, thị trường Tokyo có
vẻ 'sáng' hơn do được hậu thuẫn bới đồng yen yếu đi nhờ tuyên bố của Ngân hàng
trung ương Nhật Bản cho biết sẽ nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để đối phó với
tình trạng giảm phát đeo đẳng nền kinh tế này. Tuyên bố này đã khiến cổ phiếu
của các nhà xuất khẩu đồng loạt tăng lên trong khi cổ phiếu của các ngân hàng và
các hãng tàu biển lớn lại mất điểm.
Chứng khoán châu Âu cũng mở cửa phiên 16/2 với những dấu hiệu không mấy sáng
sủa khi cả ba chỉ số chính của khu vực đều đang rơi vào trong vùng đỏ, với FTSE
100 của London tạm giảm 0,96%; CAC-40 của Paris mất 0,76% và DAX 30 của Đức thậm
chí còn lao dốc tới 1,39%.
Đêm trước (15/2) tại Phố Wall, nỗi lo về Hy Lạp có thể không trả được nợ đúng
hạn do gói cứu trợ mới của EU và IMF phối hợp cấp cho Hy Lạp vẫn bị trì hoãn, đã
khiến chứng khoán Mỹ quay đầu đi xuống. Thêm vào đó, việc Cục Dự trữ liên bang
Mỹ (FED) vẫn tỏ ra chần chừ trong quyết định tung ra gói kích thích kinh tế mới
cũng khiến các nhà đầu tư nản lòng và không 'ham hố' mua vào, bất chấp số liệu
khá tích cực trong lĩnh vực chế tạo mới được công bố.
Đóng cửa phiên ngày 15/2, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều giảm điểm,
trong đó Dow Jones Industrial Average lùi 97,33 điểm (0,76%) về 12.780,95 điểm;
trong khi S&P 500 mất 7,27 điểm (0,54%) xuống 1.343,23 điểm và Nasdaq bốc hơi 16
điểm ( 0,55%) về 2.915,83 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày biến động trái chiều
trong những phấp phỏng âu lo về Hy Lạp, cùng tâm lý phấn khởi, hy vọng trước
những tuyên bố tích cực từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc, cho hay nền kinh tế lớn
thứ hai thế giới này sẽ giúp châu Âu đối phó với cuộc khủng hoảng nợ tồi tệ hiện
nay.
Đóng cửa phiên 15/2, ba chỉ số chính của châu Âu tăng, giảm trái chiều, trong
đó FTSE 100 của Luân Đôn giảm 0,13% xuống 5.892,16 điểm; CAC-40 của Paris tăng
0,44% lên 3.390,35 điểm và DAX 30 của Đức cũng tiến thêm 0,44% lên 6.757,94
điểm./.
Theo vietnamplus.vnView more random threads:
- Chứng khoán bật tăng nhưng thanh khoản vẫn thấp
- Đánh cồng chào phiên giao dịch đầu xuân Tân Mão
- Chứng khoán châu Á xanh sàn bất chấp khủng hoảng Hy Lạp
- Chờ GDP Trung Quốc, chứng khoán châu Á bị kéo lùi
- Năm 2010, hấp dẫn vẫn là kênh chứng khoán?
- Thị trường trái chiều, HNX-Index tuột mốc 75 điểm
- Dow Jones lại xác lập kỷ lục mới sau đợt nghỉ lễ
- Chứng khoán toàn cầu lao dốc vì giới đầu tư e ngại
- Giải mã 5 câu hỏi về “ngày thứ Hai đen tối” của chứng khoán toàn cầu
- Chứng khoán châu Á chùn bước sau 4 phiên tăng