Kết quả 1 đến 1 của 1
-
11-05-2015, 09:09 AM #1Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 4,520
"Sắc đỏ" trở lại thống lĩnh thị trường cổ phiếu châu Á
“Sắc đỏ” lại quay về thống lĩnh các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên
giao dịch ngày 10/10, khi giới đầu tư tỏ ra khá thất vọng về diễn biến của Phô
Wall trong phiên trước, do những nhận định kém lạc quan của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) về triển vọng kinh tế thế giới.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản
giảm mạnh 173,36 điểm (1,98%), xuống còn 8.596,23 điểm, đánh dấu mức chốt phiên
thấp nhất của chỉ số này kể từ ngày 3/8/2012.
Giới phân tích nhận định rằng ngoài tác động xấu từ các nhân tố bên ngoài,
đà “lao dốc” mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Nhật Bản trong phiên này còn
chịu tác động bởi sự tăng giá của đồng yen và doanh số bán ôtô của các hãng sản
xuất xe hơi Nhật Bản tại Trung Quốc sụt giảm trong tháng 9/2012.
Trong khi đó, tại thị trường Seoul của Hàn Quốc và thị trường Sydney của
Australia, chỉ số Kospi và S&P/ASX200 cũng lần lượt hạ 30,82 điểm (1,56%) và
14,6 điểm (0,32%), xuống 1.948,22 điểm và 4.490,7 điểm.
Tuy nhiên, đi ngược với xu hướng trên, tại Trung Quốc, không khí hai thị
trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại có phần bớt ảm đạm
hơn. Trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong chỉ giảm không đáng kể 17,68 điểm,
xuống 20.919,60 điểm, thì chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải lại quay đầu
tăng 4,71 điểm (0,22%), lên 2.119,94 điểm, nhờ hoạt động bán tháo chốt lời diễn
ra ồ ạt.
Trong khuôn khổ hội nghị thường niên giữa IMF và WB diễn ra từ 9/10 tại
Tokyo (Nhật Bản), IMF đã nhận định rằng sự phục hồi kinh tế toàn cầu đang có
những dấu hiệu hụt hơi khi mà các biện pháp của các chính phủ đã không khôi phục
được lòng tin của giới đầu tư.
Thể chế tài chính này đã hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu
trong năm 2012 và 2013 lần lượt xuống các mức 3,3% và 3,6%, so với mức dự báo
trước đó tương ứng là 3,5% và 3,9%.
Động thái này được đưa ra chỉ một ngày sau khi WB cũng vừa quyết định cắt
giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á- Thái Bình Dương (không tính
Nhật Bản và Ấn Độ).
Thông tin này đã ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của các nhà đầu tư châu Á,
bất chấp việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) vừa quyết định bơm 265 tỷ
Nhân dân tệ (42,1 tỷ USD) vào nền kinh tế nước này nhằm nới lỏng các điều kiện
thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.
Đêm trước (9/10), chứng khoán Phố Wall tiếp tục “trượt dốc” sau khi IMF
cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2012 và 2013. Trong khi
đó, giới đầu tư cũng chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để đón nhận một mùa báo cáo lợi
nhuận nghèo nàn của các doanh nghiệp Mỹ trong quý 3/2012.
[Chứng khoán giảm cùng chiều với kinh tế toàn cầu]
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 110,12 điểm, tương
đương 0,81%, xuống còn 13.473,53 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 hạ 14,40
điểm (0,99%), xuống mức 1.441,48 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq cũng mất tới
47,33 điểm (1,52%), đóng cửa ở mức 3.065,02 điểm.
Bên cạnh áp lực từ những nhận định không mấy lạc quan của IMF và WB về
triển vọng kinh tế thế giới, thị trường cổ phiếu Mỹ còn chịu tác động tiêu cực
bởi tâm lý bất an của các nhà đầu tư trước khi các doanh nghiệp bước vào mùa
công bố lợi nhuận quý 3/2012.
Theo giới phân tích, tình hình kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp Mỹ
đang nắm vai trò chính chi phối thị trường. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng lợi
nhuận của các doanh nghiệp Mỹ trong quý vừa qua sẽ giảm khoảng 2,3%, đánh dấu
lần suy giảm đầu tiên trong ba năm qua.
Đáng chú ý là trong phiên giao dịch này, cổ phiếu của Intel, nhà sản xuất
thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới, đã giảm 2,7%, xuống 21,90 USD/cổ phiếu, sau
khi một số công ty môi giới hạ giá chào bán cổ phiếu này từ 32 USD/cổ phiếu
xuống còn 26 USD/cổ phiếu, do nhu cầu máy tính xách tay ngày càng suy yếu. Sự đi
xuống của cổ phiếu Intel đã dẫn tới đà bán tháo mạnh mẽ nhóm cổ phiếu công nghệ
trên thị trường, bao gồm cả các cổ phiếu của Oracle, Apple.
Cũng trong phiên giao dịch này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường
chứng khoán châu Âu cũng đua nhau hạ điểm, sau quyết định hạ dự báo triển vọng
kinh tế thế giới của IMF và WB, cũng như tình trạng bất ổn của nền tài chính Khu
vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Kết thúc phiên 9/10 tại London, chỉ số FTSE 100 hạ 0,54% xuống 5.810,25
điểm. Tại Pari, chỉ số CAC 40 giảm 0,70%, xuống 3.382,78 điểm, trong khi tại sàn
giao dịch Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng mất 0,78%, xuống 7.234,53 điểm./.
Theo vietnamplus.vnView more random threads:
- Lại đồng loạt giảm
- Lực cầu tích lũy ổn định giúp chứng khoán hồi phục
- Chứng khoán: Đi tìm một mặt bằng giá mới
- Kho bạc Nhà nước huy động 3.150 tỷ đồng trái phiếu
- Để UPCoM thành phiên chợ chứng khoán sôi động
- Các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm mạnh
- Chủ tịch Fed cảnh báo những rủi ro từ thị trường chứng khoán
- Chứng khoán đồng loạt giảm trong phiên cuối tuần
- 264,5 triệu cổ phiếu của VIGLACERA lên giao dịch tại sàn UPCoM
- Thanh khoản cầm chừng, chứng khoán chào tuần mới tăng nhẹ