Kết quả 1 đến 1 của 1
-
11-05-2015, 09:01 AM #1Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 4,520
Chứng khoán toàn cầu vẫn trong xu thế tăng điểm
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 22/11
trong bối cảnh thị trường châu Âu và Mỹ tăng điểm phiên trước, còn các nhà đầu
tư vẫn đang chờ đợi thêm số liệu về chỉ số hoạt động công nghiệp của Trung Quốc
(dự kiến được công bố vào cuối ngày), để có quyết định trong đầu tư.
Mở cửa phiên 22/11, chỉ có chứng khoán Trung Quốc là giảm 0,64%, còn hai sàn
Hong Kong và Nhật Bản đều đi lên, với các mức tăng lần lượt là 0,33% và 1,23%.
Đêm trước (21/11) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall tăng điểm nhẹ trong bối cảnh
kỳ nghỉ lễ Tạ ơn đang tới gần và căng thẳng tại khu vực Trung Đông đã phần nào
lắng dịu sau khi Israel và Hamas đạt được một thỏa thuận về ngừng bắn.
Trong phiên này, nhà đầu tư đón nhận các số liệu kinh tế trái chiều như lượng
người đăng ký thất nghiệp giảm trong tuần trước, song vẫn còn khá cao; một số
chỉ số kinh tế chủ chốt của tháng 10 dự kiến đạt kỳ vọng, nhưng niềm tin người
tiêu dùng trong tháng 11 lại thấp hơn dự kiến.
Đóng cửa phiên 21/11, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm, trong đó
Dow Jones Industrial Average ghi 48,38 điểm lên 12.836,89 điểm; S&P 500 tăng
3,22 điểm lên 1.391,03 điểm; trong khi Nasdaq Composite nhích 9,87 điểm lên
2.926,55 điểm.
Cùng ngày, chứng khoán châu Âu cũng đi lên trong bối cảnh đồng euro mạnh lên
so với đồng USD, bất chấp việc các lãnh đạo tài chính khu vực Eurozone đã không
đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ tài chính mới dành cho Hy Lạp. Sau gần 12 giờ
đàm phán căng thẳng tại Brussels (Bỉ), các bộ trưởng tài chính của Eurozone cho
biết thỏa thuận về gói cứu trợ mới dành cho Hy Lạp đã không đạt được và họ cần
thêm thời gian cho công việc kỹ thuật.
Ông Martin Koehring của Economist Intelligence Unit - bộ phận dự báo-phân
tích và tư vấn rủi ro thuộc Tạp chí The Economist của Anh, nói: “Chúng tôi tin
rằng, cuối cùng, các nhà lãnh đạo Eurozone sẽ đồng ý cho một thỏa thuận giảm nợ
đáng kể cho Hy Lạp. Người ta không thấy có lợi khi đẩy Hy Lạp ra khỏi Khu vực
đồng tiền chung châu Âu do những bất đồng kỹ thuật.'
Dự kiến, các bộ trưởng sẽ nhóm họp lại vào ngày 26/11 tới để có quyết định
lần cuối và các nhà giao dịch đã tranh thủ mua vào đồng euro vì hy vọng thỏa
thuận này cuối cùng rồi cũng sẽ được thông qua.
Hy Lạp cần có gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro để tránh bị vỡ nợ.
Chương trình cứu trợ tài chính cho Hy Lạp đặt mục tiêu giảm nợ của quốc gia này
xuống 120% GDP vào năm 2020. Hiện có bất đồng giữa các bộ trưởng tài chính
Eurozone và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chủ nợ khác của Hy Lạp, về việc làm thế
nào để giữ được mức nợ của nước này ở tầm có thể quản lý được. Các bộ trưởng tài
chính Eurozone ủng hộ cho Hy Lạp thêm hai năm, đến 2022, để kéo nợ xuống 120%
GDP, nhưng IMF đã phản đối lại việc gia hạn này.
Đóng cửa phiên 21/11, cả ba chỉ số chính của khu vực đều tăng điểm, trong đó
FTSE 100 của London lên mức 5.752,03 điểm; DAX 30 của Đức tăng lên 7.184,71 điểm
và CAC 40 của Paris lên 3.477,36 điểm./.
Theo vietnamplus.vnView more random threads:
- VPBS được HNX vinh danh là Công ty chứng khoán tiêu biểu
- ACB, EIB, STB ra khỏi danh mục ký quỹ của VCBS
- "Bóng ma" nợ công kéo chứng khoán châu Á đi xuống
- Chứng khoán 2 bờ Đại Tây Dương tiếp tục tăng điểm
- HoSE công bố phân ngành các công ty niêm yết
- ATA nâng kế hoạch chia cổ tức lên trên 30%
- Giới đầu tư nước ngoài đang rút khỏi thị trường chứng khoán ASEAN
- Lực cầu trở lại giúp chỉ số VN-Index giữ sắc xanh
- Thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục lao dốc
- Thị trường đảo chiều, các chỉ số mất điểm mạnh