Kết quả 1 đến 1 của 1
-
11-05-2015, 08:41 AM #1Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 4,520
Chứng khoán châu Á trái chiều, dù Phố Wall khởi sắc
Bất chấp diễn biến tích cực tại Phố Wall trong phiên trước, các thị trường
chứng khoán châu Á lại dao động ngược chiều trong ngày giao dịch 3/4, giữa bối
cảnh giới đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách đầu tiên của Ngân hàng
Trung ương Nhật Bản (BoJ) dưới bộ máy lãnh đạo mới.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản
tăng ấn tượng 358,77 điểm, tương đương 2,99%, lên 12.362,20 điểm. Tuy nhiên, tại
thị trường Seoul của Hàn Quốc và Sedney của Australia, hai chỉ số Kospi và
S&P/ASX200 lại lần lượt mất 2,93 điểm (0,15%) và 27,8 điểm (0,56%), xuống còn
1.983,22 điểm và 4.957,7 điểm.
Không những được hỗ trợ từ những tín hiệu tích cực mới đây của kinh tế Mỹ,
thị trường chứng khoán Nhật Bản còn đi lên mạnh mẽ nhờ sự hứng khởi của giới đầu
tư trước khi cuộc họp kéo dài hai ngày của BoJ (bắt đầu từ ngày 3/4) kết thúc
với hy vọng rằng các biện pháp nới lỏng tiền tệ mới sẽ được đưa ra nhằm thúc đẩy
tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Tân Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda đã mạnh dạn cam kết sẽ đẩy mạnh chính
sách nới lỏng tiền tệ, sau khi BoJ đặt mục tiêu đưa tỷ lệ lạm phát lên mức 2%
nhằm giúp nước này thoát khỏi tình trạng giảm phát dai dẳng.
Đáng chú ý là trong
phiên này, giá cổ phiếu của Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) đã tăng tới 24,2%,
lên 313 yên/cổ phiếu, khi xuất hiện những đồn đoán rằng Chính phủ Nhật Bản đang
xem xét việc giảm bớt các trách nhiệm pháp lý của công ty này liên quan tới sự
cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima và cuộc khủng hoảng hạt nhân năm 2011.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là
Thượng Hải và Hong Kong cũng để mất đà tăng từ đầu phiên và đóng cửa với 'sắc
đỏ.' Khép phiên, chỉ số Shanghai Composite mất 2,44 điểm (0,11%), xuống còn
2.225,30 điểm; còn chỉ số Hang Seng cũng giảm 30,33 điểm (0,14%), xuống
22.337,49 điểm.
Đêm trước (2/4), Phố Wall ngược dòng đi lên với mức cao kỷ lục mới, chủ
yếu nhờ số đơn đặt hàng thuộc ngành chế tạo tại Mỹ bất ngờ tăng vọt, cũng như
báo cáo kinh doanh khả quan của một loạt các nhà sản xuất ôtô Mỹ.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 89,16 điểm, tương đương
0,61%, lên mức cao nhất mọi thời đại 14.662,01 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng ghi
thêm 8,08 điểm (0,52%), lên mức cao kỷ lục mới 1.570,25 điểm, trong khi chỉ số
công nghệ Nasdaq tiến 15,69 điểm (0,48%), đóng cửa ở mức 3.254,86 điểm.
Báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ cho hay số đơn đặt hàng mới của
ngành chế tạo Mỹ tăng 3% trong tháng 2/2013, vượt qua mức tăng trưởng dự kiến là
2,6%. Thông tin này ngay lập tức đã 'thổi' thêm động lực cho đà tăng từ tuần
trước của các chỉ số chứng khoán Phố Wall và khiến các nhà kinh doanh vững tâm
đầu tư mạnh hơn vào thị trường cổ phiếu.
Bên cạnh đó, báo cáo kinh doanh tích cực của một loạt các nhà sản xuất ô
tô Mỹ như General Motors (GM), Ford và Chrysler khi thông báo rằng doanh số bán
hàng trong tháng 2/2013 của họ đạt mức tốt nhất kể từ năm 2007.
GM nêu rõ xu hướng phục hồi đúng hướng của kinh tế Mỹ cũng việc cho ra mắt
các dòng sản phẩm mới là những nhân tố chính góp phần vào kết quả kinh doanh
đáng khích lệ này./.
Theo vietnamplus.vnView more random threads:
- Chứng khoán "tuột dốc" sau động thái của Moody's
- Thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục lên điểm
- Cổ phiếu công nghệ bị ảnh hưởng bởi màn ra mắt iPhone 6 của Apple
- Tâm lý ổn định, lực cầu tăng đã thúc đẩy chứng khoán phục hồi
- Thanh khoản giảm, chỉ số 2 sàn tiếp tục trái chiều
- Phố Wall đỏ sàn bất chấp hoạt động M&A sôi động
- Tháng 7, HNX có thêm 18 thành viên niêm yết mới
- Chứng khoán "đỏ lửa"
- Tín hiệu kinh tế Mỹ đẩy chứng khoán châu Á đi lên
- Chứng khoán Mỹ có tuần tăng điểm thứ ba liên tiếp