Kết quả 1 đến 1 của 1
-
11-05-2015, 08:27 AM #1Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 4,520
Phố Wall mất điểm do lo ngại từ kinh tế Trung Quốc
Sau khi trải qua diễn biến lình xình vào cuối tuần trước, Phố Wall lại tiếp tục khởi đầu tuần mới (ngày 24/6) trong không khí ảm đạm, khi các chỉ số đồng loạt giảm điểm, do lo ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc.
Tuy nhiên, thị trường còn vớt vát lại đôi chút, nhờ việc lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ có xu hướng hạ, qua đó giúp các mã cổ phiếu thoát khỏi đà giảm sâu.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 138,84 điểm, tương đương 0,94%, xuống còn 14.659,56 điểm.
Chỉ số S&P 500 cũng mất 19,34 điểm (1,21%), xuống 1.573,09 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite lùi 36,49 điểm (1,09%), đóng cửa ở mức 3.320,76 điểm.
Năm 2012, Trung Quốc chứng kiến mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong vòng 13 năm qua và tới thời điểm này của năm 2013, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn chưa tạo được sự phục hồi ấn tượng nào.
Tâm lý lo ngại càng bao trùm lên thị trường toàn cầu khi gần đây, liên tiếp những số liệu kém lạc quan về kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện, mà mới nhất là báo cáo sơ bộ của ngân hàng HSBC cho hay chỉ số quản lý sức mua (PMI) trong tháng 6/2013 tiếp tục giảm tháng thứ 9 liên tiếp.
Bên cạnh đó, sự hoang mang của giới đầu tư về tình hình tín dụng tại Trung Quốc cũng đang ngày càng gia tăng, giữa bối cảnh các ngân hàng thương mại Trung Quốc bắt đầu hạn chế dòng tín dụng, khi lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng tăng trong hai tuần qua và trong ngày 20/6 lên đến 13%.
Các ngân hàng nhà nước lớn của Trung Quốc chỉ cấp tín dụng cho các khách hàng lớn nhất, khiến rất nhiều doanh nghiệp nhỏ phải đi vay bên ngoài.
Trong khi đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) không bơm thêm tiền do cho rằng tình hình thanh khoản trong hệ thống tài chính vẫn ổn.
Khi mà những hoài nghi của giới đầu tư về bước đi tiếp theo của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sau cuộc họp chính sách mới nhất vẫn chưa được giải đáp thì các tín hiệu tiêu cực từ Trung Quốc đã tiếp tục 'dội gáo nước lạnh' vào thị trường cổ phiếu.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đua nhau 'đỏ sàn' khi bị chi phối bởi yếu tố Mỹ và Trung Quốc.
Kết thúc phiên này, chỉ số FTSEurofirst 300 của châu Âu giảm 1,6%, xuống 1.114,19 điểm- mức thấp nhất kể từ ngày 29/11/2012. Chỉ số FTSE 100 của Anh mất 1,42%, xuống 6.029,10 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 1,71%, xuống 3.595,63 điểm.
Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt (Đức), chỉ số DAX 30 hạ 1,24%, đóng cửa ở mức 7.692,45 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, sang tới phiên giao dịch ngày 25/6 tại thị trường châu Á, các chỉ số chứng khoán cũng đồng loạt rớt điểm.
Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt giảm 38 điểm (0,19%) và 23,85 điểm (1,21%), xuống còn 19.775,98 điểm và 1.939,39 điểm. Tuy nhiên, Tokyo, chỉ số Nikkei 225 lại 'nhích' nhẹ 13,30 điểm lên 13.076,08 điểm./.
Theo vietnamplus.vnView more random threads:
- Thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều
- Giao dịch giằng co, chứng khoán quay đầu giảm điểm
- Thị trường đảo chiều, các chỉ số mất điểm mạnh
- Rơi không trọng lực, VN-Index về lại mốc 455 điểm
- Hai sàn đồng loạt giảm điểm trong phiên cuối tuần
- TQ bỏ tù hai quan chức làm lộ thông tin kinh tế
- Cổ phiếu của Tư vấn xây dựng điện 1 lên sàn Hose
- Đã huy động 1.250 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
- VN trở lại thị trường trái phiếu quốc tế suôn sẻ
- 2 sàn diễn biến trái chiều trong phiên cuối tuần