Kết quả 1 đến 1 của 1
-
11-05-2015, 08:19 AM #1Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 4,520
Chứng khoán toàn cầu mất điểm trước nỗi lo về Fed
Không nằm ngoài xu hướng giảm điểm tại Mỹ và châu Âu, các thị trường chứng khoán
châu Á cũng đồng loạt 'đổ dốc' trong phiên giao dịch ngày 20/8, khi những lo
ngại về nguy cơ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm rút lại chương trình kích
thích kinh tế đang 'nóng' trở lại và giới đầu tư tỏ ra thận trọng trong việc mua
vào, trước khi thể chế tài chính lớn nhất nước Mỹ công bố biên bản cuộc họp
chính sách mới nhất vào cuối ngày 21/8.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản
giảm mạnh 361,75 điểm, tương đương 2,63%,xuống còn 13.396,38 điểm.
Takuya
Takahashi, chiến lược gia hàng đầu thuộc Daiwa Securities, dự đoán rằng xu hướng
tiêu cực của thị trường cổ phiếu có thể sẽ còn tiếp diễn từ nay đến cuối tháng
Tám, do sự khan hiếm các thông tin kinh tế vĩ mô.
Theo ông Takahashi, xét về các
vấn đề trong nước, các thông tin liên quan tới việc tăng thuế tiêu dùng, giảm
thuế thu nhập doanh nghiệp và các chiến lược thúc đẩy tăng trưởng của Chính
quyền Thủ tướng Shinzo Abe có thể là nhân tố chi phối thị trường chứng khoán
Tokyo.
Còn xét trên bình diện quốc tế, thị trường hiện đang rất thiếu các thông
tin kinh tế vĩ mô và nhiều nhà đầu tư chỉ còn biết trông chờ vào một loạt các
báo cáo kinh tế của Mỹ sẽ được đưa ra trong tháng Chín tới, trước khi cuộc họp
chính sách của Fed diễn ra.
Trong khi đó, tại thị trường Seoul của Hàn Quốc và Sydney của Australia, chỉ
số Kospi và S&P/ASX200 cũng lần lượt giảm 29,79 điểm (1,55%) và 34,3 điểm
(0,67%), xuống 1.887,85 điểm và 5.078,2 điểm. Các thị trường chứng khoán thuộc
khu vực đông Nam Á như Jakarta, Bangkok và Kuala Lumpur cũng đua nhau mất điểm,
một phần là do xu hướng bán ra các đồng nội tệ diễn ra sôi động, khiến nhiều
đồng tiền của khu vực mất giá so với đồng USD.
Tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng khép phiên trong 'sắc đỏ', do hoạt động bán tháo chốt lời và những lo
ngại của giới đầu tư xung quanh hướng đi tiếp theo của Fed đối với chương trình
mua trái phiếu, hiện có trị giá tới 85 tỷ USD/tháng.
Cuối phiên, chỉ số Shanghai
Composite và Hang Seng lần lượt giảm 13,01 điểm (0,62%) và 493,41 điểm (2,20%),
xuống còn 2.072,59 điểm và 21.970,29 điểm.
Đêm trước (ngày 19/8), chứng khoán Mỹ tiếp tục lùi bước trong phiên giao
dịch đầu tuần, trước những thông tin kinh tế mờ nhạt và sự đi lên của lãi suất
trái phiếu chính phủ.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 70,73 điểm, tương đương
0,47%, xuống còn 15.010,74 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ 9,77 điểm (0,59%), xuống
1.646,06 điểm. Trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq mất 13,69 điểm (0,38%), đóng
cửa ở mức 3.589,09 điểm.
Phố Wall vừa chứng kiến hai tuần 'đỏ sàn' liên tiếp, do các số liệu kinh tế
không mấy hứa hẹn; báo cáo lợi nhuận đáng thất vọng của các tập đoàn bán lẻ và
lãi suất trái phiếu chính phủ tăng cao, giữa bối cảnh ngày càng xuất hiện thêm
nhiều đồn đoán về khả năng Fed sẽ sớm rút lại các biện pháp kích thích kinh tế
hiện hành.
Michael James, Giám đốc điều hành bộ phận giao dịch chứng khoán thuộc công
ty Wedbush Securities, nhấn mạnh: 'Chứng khoán Mỹ vừa trải qua tuần giao dịch tồi
tệ nhất trong năm vào tuần trước và xu hướng này có thể sẽ được duy trì trong
phiên giao dịch đầu tuần mới, khi mà không có thêm thông tin kinh tế vĩ mô nào
đáng chú ý và hoạt động của khối doanh nghiệp Mỹ không có gì nổi bật.'
Ông James
nói thêm rằng các báo cáo kinh tế quan trong từ Mỹ, Trung Quốc và Khu vực đồng
tiền chung châu Âu (Eurozone), dự kiến sẽ được công bố vào cuối tuần này có thể
làm thay đổi diễn biến của thị trường.
Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng là một
trong những nhóm cổ phiếu chịu mất mát nhiều nhất trong phiên giao dịch 19/8,
sau khi Fed cho rằng các ngân hàng lớn của Mỹ cần phải nâng cao vốn dự phòng
nhằm đối phó với những rủi ro về tài chính.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường
chứng khoán châu Âu cũng đua nhau hạ điểm, do giới đầu tư đang chờ đợi các thông
tin kinh tế mới giúp định hướng kinh doanh, trong khi tâm lý thận trọng trước
nguy cơ Fed sẽ rút lại chương trình thu mua trái phiếu cũng đè nặng lên thị
trường cổ phiếu.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm
0,53%, xuống 6.465,73 điểm. Tại Paris, chỉ số CAC của Pháp cũng lùi 0,97%, xuống
4.083,98 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức,
chỉ số DAX 30 cũng mất 0,31%, đóng cửa ở mức 8.366,29 điểm./.
Theo vietnamplus.vnView more random threads:
- Tập đoàn tài chính Macquarie đầu tư vào Việt Nam
- Thanh khoản tăng cao, chứng khoán tiếp tục đi lên
- Mỹ nâng trần nợ, chứng khoán châu Á "đột phá"
- Lực cầu tăng mạnh về cuối phiên giúp chứng khoán xanh trở lại
- Chứng khoán giằng co, hai sàn niêm yết đóng cửa trái chiều
- Thị trường chứng khoán đi xuống trước sức ép giá dầu giảm
- Thị trường chứng khoán lao dốc, sàn nhuộm đỏ
- Chứng khoán toàn cầu quay trở lại xu thế tăng điểm
- Huy động hơn 3.800 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong tháng Năm
- Giao dịch thận trọng, VN-Index tăng nhẹ áp sát mốc 555 điểm