Kết quả 1 đến 1 của 1
-
11-05-2015, 08:05 AM #1Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 4,520
Phố Wall thoái trào sau tuần tăng điểm ấn tượng
Sau khi khép lại một tuần giao dịch thành công, chứng khoán Mỹ lại khởi động tuần mới (ngày 2/12) với 'sắc đỏ'.
Chứng khoán giảm do hoạt động bán tháo chốt lời của giới đầu tư, cũng như những đồn đoán về khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ, giữa bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới đang xuất hiện những tín hiệu phục hồi tích cực.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 77,64 điểm, tương đương 0,48%, xuống 16.008,77 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng hạ 4,91 điểm (0,27%), xuống 1.800,90 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 14,63 điểm (0,36%), đóng cửa ở mức 4.054,26 điểm.
Bill Lynch, Giám đốc đầu tư của Hinsdale Associates, cho rằng ngày càng nhiều nhà đầu tư cổ phiếu lo ngại về khả năng Fed sẽ rút lại chương trình thu mua trái phiếu, hiện có trị giá 85 tỷ USD/tháng, sau khi Viện quản lý nguồn cung (ISM) vừa công bố báo cáo tốt hơn dự kiến về hoạt động chế tạo của nước này trong tháng 11/2013.
Theo số liệu của ISM, chỉ số quản lý sức mua của Mỹ trong tháng 11 vừa qua tăng lên mức 57,3, so với mức 56,4 của tháng trước đó, trái với dự báo giảm của giới phân tích.
Ngoài ra, hoạt động kinh doanh tích cực của một số nhà bán lẻ sau ngày 'Thứ Sáu đen' (Black Friday), mở màn cho mùa mua sắm sôi động cuối năm, cũng giúp giá của nhiều mã cổ phiếu đi lên. Giới đầu tư đang nóng lòng chờ đón thêm một số báo cáo kinh tế quan trọng từ Mỹ, dự kiến sẽ được công bố vào cuối tuần này.
Theo chân diễn biến ảm đạm tại Mỹ, phía bên kia bờ Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đua nhau giảm điểm trong phiên giao dịch 2/12, sau khi xuất hiện số liệu đáng thất vọng về họat động sản xuất tại Pháp và Tây Ban Nha, bất chấp các thông tin lạc quan mới đây từ Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Mặc dù hoạt động sản xuất tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 11/2013 đã tăng trưởng với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 6/2011, lên mức 51,6. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất tại Pháp và Tây Ban Nha trong cùng kỳ lại giảm so với tháng trước đó.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,83%, xuống 6.595,33 điểm. Tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng giảm 0,22%, xuống 4.285,81 điểm. Tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 mất 0,04%, xuống 9.401,96. Trong khi đó, tại Madrit, chỉ số IBEX 35 của Tây Ban Nha hạ 0,82%, đóng cửa ở mức 9.757,40 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 3/12, các thị trường chứng khoán châu Á lại biến động trái chiều, sau khi chứng kiến xu hướng đi xuống tại Phố Wall trong phiên trước. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản mở cửa phiên tăng 92,47 điểm (0,59%), lên 15.747,54 điểm, nhờ sự giảm giá của đồng yen so với đồng USD, do báo cáo tích cực về hoạt động sản xuất của Mỹ trong tháng 11/2013.
Tuy nhiên, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải và Hang Seng của Hong Kong lại lần lượt giảm 4,8 điểm (0,22%) và 150,78 điểm (0,63%), xuống 2.202,57 điểm và 23.887,77 điểm, do những lo ngại về nguy cơ chương trình nới lỏng có định lượng của Fed bị thu hẹp./.
Theo vietnamplus.vnView more random threads:
- Không khí ảm đạm bao trùm chứng khoán toàn cầu
- Chứng khoán chào phiên đầu tháng trong sắc đỏ
- Chứng khoán toàn cầu tiếp tục "xanh sàn" trong phiên cuối tuần
- Chứng khoán đỏ sàn, chỉ số VN-Index mất hơn 3 điểm phiên đầu tuần
- SSC: Đề xuất 6 nhóm giải pháp gỡ khó TTCK 2013
- Năm mã chứng khoán được giao dịch mạnh nhất trong tuần
- VDB phát hành thành công 4.000 tỷ đồng trái phiếu
- Rơi không trọng lực, VN-Index về lại mốc 455 điểm
- Giải trình khi cổ phiếu tăng, giảm liền 10 phiên
- Giao dịch, chi trả cổ tức “chui”, nhiều công ty đại chúng bị xử phạt