Kết quả 1 đến 1 của 1
-
11-05-2015, 08:01 AM #1Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 4,520
Chứng khoán châu Á đi lên trong sự lạc quan vào 2014
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Các chỉ số chứng khoán của các thị trường châu Á đều lên điểm trong phiên giao dịch mở cửa ngày 30/12, với thị trường Nhật Bản được đẩy lên nhờ đồng yen giảm xuống mức thấp 5 năm so với đồng USD, trong khi các nhà giao dịch trong tâm trạng lạc quan trong thời điểm năm 2013 sắp khép lại.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản mở cửa tăng 0,56%, hay 90,28 điểm, lên 16.269,22 điểm. Chứng khoán Australia tăng 0,5%, đưa mức tăng cả năm lên 15%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,47%, hay 110,3 điểm, lên 23.353,54 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 0,23%, hay 4,82 điểm, lên 2.106,07 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,04%, lên 2.002,82 điểm.
Thị trường Nhật Bản đã đi đến phiên giao dịch cuối cùng của một năm thành công với việc chinh phục đỉnh cao mới của 6 năm.
Chỉ số Nikkei tăng gần 56% trong năm 2013, mức tăng trong một năm cao nhất kể từ năm 1972, nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm kích thích nền kinh tế.
Kinh tế Nhật Bản cũng đang đứng trước triển vọng hứa hẹn hơn khi lương cơ bản của người lao động đang được vận động để tăng lên lần đầu tiên trong 6 năm và điều này sẽ giúp ích cho cam kết kết thúc 15 năm giảm phát của Thủ tướng Shinzo Abe và giúp Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thực hiện được mục tiêu lạm phát 2%.
Tuy nhiên, đa phần các thị trường khác tiếp tục èo uột, một phần do các nhà đầu tư chuyển tiền ra khỏi các thị trường mới nổi để đổ vào châu Âu và Mỹ.
Thị trường Trung Quốc hoạt động kém nhất trong khu vực trong năm qua. Các đối thủ của các công ty Nhật Bản đang phàn nàn về việc đồng yên yếu đang giúp các công ty Nhật Bản có được lợi thế cạnh tranh.
Thứ trưởng Tài chính Hàn Quốc cảnh báo đồng yên đang xuống giá quá nhanh và người đứng đầu Ủy ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc nói rằng tác động đến các nước giáng giềng cần được giám sát.
Các thị trường toàn cầu biến động trong năm nay. Hầu hết đều chứng kiến làn sóng mua vào mạnh mẽ nửa đầu năm, nhờ chương trình kích thích kinh tế của Mỹ đã cung cấp dòng vốn giá rẻ để đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi.
Tuy nhiên, các nhà giao dịch bắt đầu rút tiền về từ tháng 5, khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết có thể rút dần các hoạt động mua trái phiếu khi kinh tế Mỹ có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ.
Sự chú ý trong tuần này đang hướng vào số liệu về hoạt động chế tạo trên khắp thế giới, những số liệu sẽ là cơ sở để có đánh giá mới nhất về tình hình kinh tế toàn cầu./.
Theo vietnamplus.vnView more random threads:
- Dòng tiền rục rịch bắt đáy khi thị trường sụt giảm
- Lực cầu hướng vào nhóm blue-chip, chứng khoán tiếp tục đi lên
- “Đà tăng của thị trường có thể sẽ không quá mạnh”
- Vẫn chưa thể giao dịch ký quỹ chứng khoán từ 1/8
- Nhà đầu tư xả hàng, hai sàn đóng cửa trái chiều
- Chứng khoán châu Á phục hồi nhờ thỏa thuận cứu trợ Hy Lạp
- Mua bán giằng co, VN-Index giữ vững sắc xanh
- Tháng 8, cuộc chiến giữa các nhóm đầu cơ
- Sắc đỏ bao trùm, 2 chỉ số chính đều lao dốc mạnh
- Tăng chất lượng thị trường chứng khoán châu Á