Kết quả 1 đến 1 của 1
-
11-05-2015, 07:33 AM #1Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 4,520
Chứng khoán Mỹ, châu Âu ngập sắc đỏ vì cú sốc từ Bồ Đào Nha
Rủi ro tài chính tại Banco Espirito Santo châm ngòi cho những lo ngại của giới đầu tư. (Nguồn: Reuters)
Trong phiên giao dịch 10/7, sau khi lao dốc vào đầu phiên, chứng khoán Mỹ đã phục hồi dần về cuối phiên và chỉ còn giảm nhẹ vào lúc đóng cửa.
Nguyên nhân đẩy Phố Wall bị bán tháo vào đầu phiên là do nhà đầu tư bị 'sốc' trước tin xấu liên quan đến ngân hàng lớn nhất Bồ Đào Nha về vốn hóa thị trường là Banco Espirito Santo (BES).
Những dấu hiệu về tình trạng căng thẳng tài chính ở Bồ Đào Nha khiến giới đầu tư hết sức lo ngại và đẩy nhu cầu về tài sản an toàn tăng lên.
Các nhà chức trách tài chính Bồ Đào Nha đã buộc phải tạm ngừng giao dịch cổ phiếu của BES sau khi cổ phiếu này sụt giảm thê thảm vì những cáo buộc rằng công ty mẹ của ngân hàng này đã che giấu một khoản tiền lớn 1,3 tỷ euro (1,8 tỷ USD) trong sổ sách kế toán của họ.
Rủi ro tài chính tại BES châm ngòi cho những lo ngại của giới đầu tư về tình trạng 'sức khỏe' của nền tài chính Bồ Đào Nha nói riêng và toàn Khu vực Eurozone nói chung.
Đóng cửa phiên 10/7, cả ba chỉ số chủ chốt của Phố Wall đều đảo chiều giảm điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average giảm 70,54 điểm (0,42%) xuống 16.915,07 điểm; S&P 500 giảm 8,15 điểm (0,41%) xuống 1.964,68 điểm và Nasdaq Composite mất 22,83 điểm (0,52%) xuống 4.396,20 điểm.
Theo các nhà phân tích, ngoài cú sốc từ Bồ Đào Nha, nhà đầu tư phiên này còn khá thận trọng sau phiên hồi phục khiêm tốn ngày 9/7.
Tương tự, chứng khoán châu Âu cùng ngày cũng lao dốc mạnh khi tâm lý bi quan bao trùm toàn bộ các thị trường tài chính trong khu vực.
Hoạt động công nghiệp yếu kém của nhiều nền kinh tế chủ chốt trong khu vực cùng khủng hoảng gia tăng tại ngân hàng lớn nhất Bồ Đào Nha về vốn hóa thị trường, Banco Espirito Santo, đã khiến nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu, đưa các chỉ số chứng khoán chìm ngập trong sắc đỏ.
Ngay từ đầu phiên, các thị trường còn bị đón nhận 'hung tin' cho biết hai nền kinh tế lớn của châu Âu là Pháp và Italy đã trở thành những 'nạn nhân' mới nhất chứng kiến hoạt động công nghiệp tụt dốc trong tháng Năm, trong đó sản lượng công nghiệp của Italy thậm chí còn giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2012.
Trước đó, Đức và Anh cũng đã công bố các số liệu thất vọng về hoạt động công nghiệp trong tháng Năm. Những con số này làm dấy lên mối lo ngại rằng sự phục hồi của kinh tế châu Âu có thể đã bị chững lại.
Đóng cửa phiên 10/7, cả ba chỉ số chính của châu Âu đều mất điểm, trong đó FTSE 100 của Anh giảm 0,68% xuống 6.672,37 điểm; DAX 30 của Đức trượt 1,52% xuống 9.659,13 điểm và CAC 40 của Pháp giảm 1,34% xuống 4.301,26 điểm.
Sang phiên cuối tuần 11/7 trên thị trường châu Á, hai màu xanh, đỏ đang đan xen trên các bảng giao dịch điện tử trong khu vực, trong đó chứng khoán Tokyo giảm 0,31%; Hong Kong tăng 0,14%; Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 0,45%; Seoul giảm 0,55% và Sydney tiến 0,15%./.
Theo vietnamplus.vnView more random threads:
- Phiên cuối tuần giao dịch giằng co, VN-Index quay đầu giảm điểm
- Phố Wall tăng lên mức kỷ lục trong bốn tháng qua
- Kinh Bắc “chuyển sàn” vào Thành phố Hồ Chí Minh
- Tìm kiếm những giải pháp hợp lý cho VN-Index
- ASEAN sẽ thúc đẩy kết nối giao dịch chứng khoán
- Chưa rút ngắn thời gian giao dịch chứng khoán
- Chứng khoán châu Á khởi sắc nhờ quyết định BOJ
- Chứng khoán Mỹ giảm do nỗi lo nợ công Hy Lạp
- Chứng khoán đảo chiều sau khi Fed công bố biên bản họp
- Nhóm trụ cột bị xả bán, chứng khoán tiếp tục đỏ sàn