Kết quả 1 đến 1 của 1
-
11-05-2015, 08:00 AM #1
Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 4,520
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên đầu năm
Một nhà đầu tư ở sàn chứng khoán New York, Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Chứng khoán châu Á mở màn phiên giao dịch đầu tiên (2/1) của năm mới 2014 trong sắc màu xanh đỏ đan xen khi được hỗ trợ từ phiên giao dịch cuối năm 2013 đầy hứng khởi trên thị trường chứng khoán Mỹ song lại bị chùng lại bởi số liệu tăng trưởng chậm lại của ngành công nghiệp Trung Quốc.
Giao dịch trong phiên đầu năm cũng khá thưa thớt trong bối cảnh đồng USD vẫn giữ được đà tăng giá so với đồng yên.
Mở cửa phiên đầu năm, chứng khoán Hong Kong tăng 0,65%; Sydney ghi thêm 0,42%; Seoul giảm 0,31% và Thượng Hải lùi 0,18%. Thị trường Nhật Bản vẫn đóng cửa nghỉ lễ.
Trước đó, trong phiên cuối cùng của năm 2013, chứng khoán Phố Wall đã khép lại một năm đầy thành công bằng một kết cục 'rất có hậu' khi nhà đầu tư phấn khích trước một loạt số liệu mới cho thấy nền kinh tế số một thế giới đã thực sự đi vào đường ray tăng trưởng.
Đóng cửa phiên ngày 31/12/2013, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều tăng điểm, trong đó Dow Jones và S&P 500 lần lượt tăng 0,44% và 0,40% - cùng lập các đỉnh cao kỷ lục mới, trong khi Nasdaq tăng 0,54% lên mức cao mới trong năm qua.
Tính chung cả năm 2013, Dow Jones tăng được tổng cộng 26,5% - mức tăng cao nhất trong hơn 15 năm qua, trong khi S&P 500 tăng cả thảy 29,6% - cũng là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1997.
Tuy nhiên, trong khi những tin tốt liên tiếp đến từ nền kinh tế mạnh nhất thế giới thì tại cường quốc kinh tế số hai thế giới Trung Quốc, hoạt động công nghiệp đã chậm lại, phần nào phủ bóng đen lên thị trường.
Theo số liệu chính thức được Bắc Kinh công bố ngày 1/1/2014, chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc đã giảm từ mức 51,4 của tháng 11, xuống mức 51 trong tháng 12/2013 và thấp hơn mức dự báo 51,2 của giới chuyên gia.
Tuy vẫn là tháng tăng thứ 15 liên tiếp, song đây là lần đầu tiên kể từ tháng 6/2013, chỉ số này có mức tăng thấp hơn so với tháng liền trước.
Kết quả này cho thấy lo ngại đang quay trở lại đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vốn là động lực cho tăng trưởng của các nền kinh tế trong khu vực và trên toàn cầu./.
Theo vietnamplus.vnView more random threads:
- Kho bạc Nhà nước huy động 4.900 tỷ đồng TP Chính phủ
- V11: Hủy niêm yết nhằm tái cấu trúc doanh nghiệp
- Năm mã chứng khoán niêm yết tăng, giảm mạnh nhất tuần
- Dòng tiền trở lại giúp 2 chỉ số chính cùng tăng điểm
- Giao dịch yếu, hai chỉ số chính tăng giảm trái chiều
- Giao dịch giằng co, VN-Index giảm 4 phiên liên tiếp
- Ngậm ngùi với sai số
- Đấu giá 100% cổ phần của EVN tại Công ty Chứng khoán An Bình
- Thị trường vẫn ảm đạm do dòng tiền suy yếu mạnh
- Thị trường chứng khoán trước triển vọng tích cực